Bạn có biết cách Chuẩn bị cháo ăn dặm đúng cách cho bé lớn nhanh, không bỏ bữa?
Các mẹ khi chăm sóc con nhỏ bước vào giai đoạn ăn dặm thường lo lắng làm sao để cho bé “hay ăn chóng lớn”. Các mẹ đồn hết tâm huyết chuẩn bị những bữa ăn dặm dinh dưỡng cho bé để bé không bị còi xương, suy dinh dưỡng.
Giai đoạn đầu ăn dặm chủ yếu là cháo vậy nấu cháo cho bé như thế nào để ngon, bổ dưỡng và bạn phải chuẩn bị những gì?
Nguyên liệu nấu cháo cho bé ăn dặm
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm các mẹ thường chế biến đó là kết hợp nấu cháo trắng với các loại rau, củ, thịt… để đảm bảo các thành phần dinh dưỡng cho trẻ được hấp thụ một cách tốt nhất. Tuy nhiên khi dùng các nguyên liệu này các mẹ nên nhớ:
- Rau chỉ dùng lá, không dùng cuống cứng.
- Gạo nấu cháo là gạo tám xay vỡ, thường không pha thêm bất cứ loại hạt gì, không pha gạo nếp.
- Chưa nên nêm nước mắm vào cháo hay bất cứ gia vị nào khác.
- Không nên vo gạo quá kỹ trước khi nấu cháo làm mất lớp cám gạo chứa nhiều vitamin B1.
- Nên dùng nước sôi để nấu cháo thay cho dùng nước lạnh, hạt cơm sẽ dẻo hơn, các chất dinh dưỡng ít bị mất hơn.
- Khi nấu cháo chín nên cho một chút dầu ăn.
Chuẩn bị cháo ăn dặm đúng cách cho bé không bỏ bữa
Nấu cháo trắng từ đêm hôm trước:
Cách này vừa giúp bạn tiết kiệm gas khi nấu cháo cho bé vừa có một nồi cháo nhừ nhuyễn hơn. Bạn có thể dùng nồi cơm điện hay nồi nấu cháo chuyên dụng để nấu và điều quan trọng nữa là sáng sớm bạn sẽ chỉ mất từ 15- 20 phút để nấu cháo cho bé mà không bị tốn quá nhiều thời gian.
Để bữa ăn của bé được tươi ngon bạn nên:
Bữa sáng cho bé ăn một chén cháo trứng (cháo trắng và 1 quả trứng) hoặc cháo sữa (cháo trắng và 7 muỗng sữa bột), trưa chiều tối thì ăn cháo thịt băm hoặc các loại khác sau khi bạn đã đi chợ về.
Hãy băm thịt thật nhuyễn:
Khi chế biến thịt bạn nên băm nhuyễn để không mất công phải say lại, lọc bỏ gân xơ sau đó bạn đánh tan với nước lạnh trước khi cho trực tiếp vào nồi cháo đang sôi. Làm như vậy bé sẽ dễ ăn hơn và cháo cũng không bị vón cục.
Thêm rau xanh vào cháo
Các mẹ nên cho một ít rau xanh vào cháo của bé như rau ngót, mồng tơi… nên nhớ là phải băm nhuyễn rồi mới cho vào cháo nhé. Khi nấu chín bạn nên cho một chút dầu ăn vào cháo để tạo cảm giác béo ngậy, thơm ngon kích thích vị giác của bé.
Chú ý: Khi bé mới bắt đầu ăn dặm bạn không nên cho gia vị vào cháo của bé, các loại rau, thị thì ăn bữa nào nấu bữa đó không nên nấu một lần rồi dùng nhiều bữa.
Những dấu hiệu bé bước vào giai đoạn ăn dặm.
Thông thường chúng ta biết thì bé từ 6 tháng tuổi trở lên là có thể ăn dặm tuy nhiên các mẹ cũng cần phải hiểu rằng đây chưa phải tiêu chuẩn duy nhất mà cần phải có thêm những điều kiện sau:
- Cân nặng của bé tăng gấp đôi so với khi sinh.
- Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.
- Bé biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.
- Bé biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó.
- Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (cho vật gì vào mồm bé cũng đẩy ra, trừ núm vú).
- Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn bạn đưa cho.
Chuẩn bị cháo ăn dặm đúng cách cho bé lớn nhanh, không bỏ bữa là việc rất quan trọng do đó các mẹ hãy lưu tâm đến những kiến thức mà chúng tôi vừa chia sẻ nhé.
Đồng hành với nó là sự quan tâm, thương yêu để bạn có thể hiểu được sở thích của bé mà chọn những món ăn hợp khẩu vị nhất. Chúc các mẹ thành công nhé!